Vấn đề về sinh sản và chăm sóc thỏ con
(27/02/2013 10:58 AM)
Khi cho thỏ giao phối bạn phải cho pé cái giao phối với pé đực (tức pé gái đến lãnh thổ của pé đực) , nếu cho pé đực giao phối với pé cái (tức pé trai đến lãnh thỗ pé gái) sẽ có trận chiến đỗ lông vì giành lãnh thổ .Nếu pé cái không trong tâm trạng vui vẻ nó sẻ trút giận lên pé đực.
♥Thời kì mang thai của thỏ cái là 31 ngày , pé cái có thể sinh baby trung bình giữa ngày 28 đến ngày 35 , tuy nhiên 99% là pé cái sẽ sinh baby vào giữa ngày 31 và ngày 32
♥Làm thế nào để biết là pé cái thật sự mang thai ?
_Dấu hiệu đầu tiên nhận biết thỏ cái có thai là tâm trạng pé rất cáu kỉnh : như khi thấy bạn đứng gần lồng của pé nó sẽ chạy về lồng mình canh chừng , hay thấy bạn mở lồng của nó nó sẽ gầm gừ bạn đôi chút >"< , pé cái sẽ dễ trở nên cáu kỉnh sau 1 vài ngày mang thai .Đừng lo lắng sau khi pé sinh baby xong sẽ trở lại bình thường ^^
_Cách chắc chắn để biết pé thỏ bạn có thai là rờ bụng pé ( cái này cần thực tập nhiều lần và có kn nhé mới rờ đc nhé) : khi rờ bụng pé sẽ cảm thấy có 1 cục u nhỏ , có thể rờ bụng pé sớm nhất là 10 ngày muộn nhất là ngày thứ 14 , cách rờ thai thỏ như sau :đặt thỏ lên 1 tấm thảm hay trong lòng bạn ,khi thỏ đã nằm yên, người khám dùng một tay giữ tai và lưng nó, tay kia lùa vào bụng nó rồi nắn vuốt xem nó đã mang thai hay chưa . Chú ý đặt ngón tay cái vào một bên háng thỏ dùng làm điểm tựa, bụng nó nằm gọn trong lòng bàn tay, bốn ngón tay khác ở phía sườn nó dùng để thăm dò thai. Cần nắn vuốt từ vùng bụng dưới, chỗ xương chậu cạnh cột sống, rồi nắn dần lên đến ức của thỏ. Không nên nắn quá hời hợt khó tìm thấy thai, nếu sờ thấy những cục lổn nhổn trườn đi trườn lại (cỡ to bằng củ lạc hay quả táo) thì đó chính là các thai của thỏ. Chú ý phân biệt thai với những cục phân trong trực tràng cũng nằm ở vùng đó (thai thỏ mềm, phân thỏ cứng hơn)
_Một số pé thỏ mang thai sẽ đào bới lồng của mình : từ 2 tuần sau khi mang thai trở đi , bạn có thể thấy pé sẽ tích cực đào bới làm trầy xước 1 gốc lồng , càng đào bới thường xuyên thì khả năng pé thỏ mang thai càng cao , nhưng cách chính xác nhất để xem pé có mang thai hay kg vẫn là sờ bụng = =' , tuy nhiên 1 số pé mang thai giả vẫn có những hành vi như thế thế này.
_Một số pé sẽ trở nên tích cự thu lượm cỏ khô về làm tổ : cho thấy pé mang thai đã đc khoảng 3 tuần và sắp sửa sinh baby , pé bắt đầu thu nhặt cỏ khô rơm rạ và ngặm tha cỏ về lồng mình tức là cho thấy pé chắc chắn có thể mang thai.
_Một số pé thỏ mang thai không phải lúc nào cũng nhìn pé có vẻ là đang mang thai , thậm chí vào ngày pé sinh cũng thế : nếu trong bụng pé có khoảng 15 baby thì khác = =' , thỏ cái sẽ mất dần vòng eo của mình vào những ngày cuối gần sinh sản.
♥Thỏ cái của bạn cần 1 cái ổ đẻ (nest box) sau 28 ngày kế từ khi giao phối
Ví dụ 1 cái ổ đẻ bằng gỗ
♥Thỏ cái thường sinh baby vào giữa đêm tuy nhiên đây không phải là 1 quy tắc nhất định
♥Thỏ con sinh ra 7 ngày là có đủ lông để giữa cho mình ấm áp
Nếu có 1 pé thỏ baby nào mới sinh và chết trong ổ đẻ bạn cần phải loại bỏ bé ngay nếu kg nó sẽ bắt đầu thối rửa ó mùi thu hút ruồi , trong ổ chúng ta còn có thế thấy 1 vài nhau thai thỏ ăn chúng để làm kích thích tố cho nhiều sữa hơn , nhưng các pé thỏ sẽ kg ăn chúng sau khi đã sinh xong nên nếu phát hiện bạn có thể ném chúng đi.
Để kiểm tra xem pé thỏ mẹ có chăm sóc và cho các thỏ con bú hay không : nếu pé thỏ con đc pé chăm sóc cho bú thì bụng sẽ to hoặc có thể phình to ra và da sẽ căng ra , bạn có thể sẽ kg nhìn thấy thỏ mẹ chăm sóc con mình vì trong tự nhiên đó là 1 cơ chế phòng vệ , tránh xa tổ mình đế kẻ thù kg thề tìm thấy tổ các pé thỏ con, thỏ mẹ chỉ cho thỏ con bú mỗi ngày 1 lần hiếm khi 2 lần và mỗi lần chỉ khoàng 5-10' phút , trong thời gian 5-10' phút đó pé thỏ con đc cung cấp sữa cầm cự cho cả ngày .
Làm thế nào kiểm tra các baby thỏ 1 cách an toàn nhất ?
Thỏ mẹ có thể đã trải qua 10 phút trong tổ khoảng 11 giờ tối. Bạn có thể kiểm tra các baby vào buổi sáng. Thậm chí nếu bạn kiểm tra vào buổi tối hãy làm theo các bước sau :
1.Cung cấp cho thỏ mẹ một số ít cỏ khô hoặc yến mạch (hoặc đồ ăn mà pé thỏ mẹ thích). Điều này sao lãng các pé thỏ mẹ
2.Hãy di chuyển ổ đẻ từ lồng đến bề mặt bằng phẳng khác và bắt đầu kiểm tra
3.Hãy vạch đám lông sang 1 bên . Nếu bạn thấy 1 pé thỏ con chết hoặc nhau thai, hãy loại bỏ chúng.
4.Tiếp cận vào sâu hơi bên trong ổ đẻ và kéo tất cả các baby ra , từng đứa một ^^
5.Đặt ổ đẻ trở lại lồng
6.Thỏ mẹ sẽ đến kiểm tra các baby của mình ra sao. Cô ấy có thể nhảy trong tổ và cho baby bú, nhưng có thể là tốt hơn để thỏ mẹ không quay lại ổ đẻ cho đến khi xế muộn vào ban đêm
7.Trong khi đó, các baby sẽ nhận đc mùi hương của tổ mình ,và đần mất mùi hương của bạn.
8.Nếu pé thỏ mẹ của bạn biết bạn và mùi hương của bạn, và thoải mái với bạn, pé thỏ mẹ có thể sẽ hoàn toàn không mấy ấn tượng bởi mùi hương của bạn trên ổ đẻ
♥Chăm sóc thỏ con
Công việc của bạn là đảm bảo rằng hộp tổ thỏ vẫn sạch sẽ và khô
1. Hãy chắc chắn rằng thỏ mẹ được cung cấp tất cả các thực phẩm và nước pé cần. Thỏ mẹ sẽ cần rất nhiều nước và thức ăn cho mình và để tích tụ nhiều sữa cho các pé thỏ con đang đói .
2. Để chăm sóc thỏ con 1 cách tốt nhất , bạn cần phải kiểm tra từng pé mỗi ngày
Bạn sẽ đảm bảo các pé khỏe mạnh, ăn uống đc , và không bị bất cứ bệnh gì, chẳng hạn như nhiễm trùng mắt....
Để chăm sóc thỏ con trong thời tiết rất lạnh, bạn cũng sẽ kiểm tra để đảm bảo chuồng và ổ đẻ luôn ấm áp.
3. Để chăm sóc thỏ con, bạn phải giữ các ổ đẻ không quá hôi mùi phân hay nước tiểu của pé.
Nói thế nhưng kg phải cần làm ổ đẻ luôn luôn tiệt trùng , bởi vì các thỏ con đc thừa hưởng các vi khuẩn đường ruột từ phân của người mẹ.
4. Chăm sóc thỏ con - Ổ đẻ cần đc lấy ra khỏi lồng từ ngày 12-18 kể từ ngày sinh , và không nên để lâu hơn nữa.
5. Để chăm sóc thỏ con, không nên sợ khi ẵm 1 pé thỏ con mỗi ngày
Kiểm tra bụng các pé thấy chúng to tròn là 1 dấu hiệu tốt . Khi chúng ta tiếp xúc thường xuyên với các pé thỏ con ở lứa tuổi này , pé sẽ trở nên quen với việc tiếp xúc với con người. Quá trình cai sữa sau này của các pé sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
6. Nếu các pé thỏ con vẫn đang nằm trong ổ đẻ vào ngày thứ 18 sau khi sinh
Thời gian dài hơn 18 ngày, là cơ hội để nhiễm trùng mắt tăng lên đáng kể. Tùy thuộc tình hình, một số trường hợp có thể xảy ra nguy cơ nhiễm trùng mắt sớm hơn 18 ngày. Nếu không chú ý, nhiễm trùng mắt có thể gây ra mù mắt, thậm chí tử vong nếu nặng
7. Để chăm sóc thỏ con, bạn cần phải nhận thức rằng hai mối đe dọa sức khỏe lớn nhất liên quan đến ổ đẻ là nhiễm trùng mắt, và enterotoxemia. Tiêu chảy gây ra bởi enterotoxemia có thể gây tử vong trong một thời gian rất ngắn.
♥Thỏ con khoảng 2 tuần tuổi trở đi sẽ bắt đầu giai đoạn cai sữa
Các pé thỏ con sẽ ngủ và ăn rất nhiều, và phát triển như điên. Công việc của của bạn trong thời gian này là
1.Đảm bảo một nguồn cung cấp thức ăn và nước uống liên tục
2.Đặt cỏ khô sạch trong lồng mỗi ngày (để giúp ngăn chặn enterotoxemia-tiêu chảy). Enterotoxemia có lẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với cuộc sống của các pé thỏ con của bạn ở độ tuổi này.
3.Dẹp bỏ các ổ đẻ vào ngày thứ 18
4.Theo dõi sức khỏe của các pé thỏ con mỗi ngày
♥Phân biệt giới tính thỏ con sớm nhất là khoảng 2-3 tuần tuổi
Hình 1 là pé đực (6 tuần tuổi)
Hình 2 là pé cái (6 tuần tuổi)
Hình 3 pé đực
Hình 4 pé cái ^^
Hình 5 pé đực
Hình 6 pé cái
Nguồn :http://www.raising-rabbits.com